Chất bảo quản được xem là một trong những thành phần quan trọng trong mỹ phẩm bởi ngoài công dụng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa biến đổi tính chất nó còn giúp kéo dài thời gian sử dụng. Tùy vào đặc điểm, dạng bào chế của sản phẩm mà chúng ta lựa chọn những loại chất bảo quản phù hợp nhằm tăng độ tương thích cũng như phát huy tốt hơn công dụng mà mỹ phẩm mang lại
Hãy cùng Lacosme tìm hiểu top 5 chất bảo quản được dùng nhiều trong sản xuất mỹ phẩm cùng với những đánh giá về tính chất, mức độ an toàn của chúng ngay trong bài viết này nhé!
1. Phân loại chất bảo quản có trong mỹ phẩm
– Chất bảo quản mỹ phẩm thiên nhiên: đây là chất bảo quản được chiết xuất từ các hoạt chất tự nhiên như: tinh dầu bưởi, cúc La Mã,… các hoạt chất này trong thành phần của chúng có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên có khả năng ngăn ngừa sự tấn công của các loài vi khuẩn, nấm,… nên có thể đảm bảo cho mỹ phẩm giữ được độ tinh khiết cao
– Chất bảo quản mỹ phẩm tổng hợp: đây là các hoạt chất có thành phần từ các công thức hóa học. Các chất bảo quản ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng cùng một mức giá rất rẻ giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm mua được sản phẩm phù hợp cho riêng mình
Tuy nhiên, việc sử dụng chất bảo quản trong mỹ phẩm chúng ta chỉ nên dùng ở một mức độ vừa phải để ngăn chặn xảy ra không mong muốn vì nếu dùng ở một nồng độ cao sẽ gây nên những tác hại nặng nề lên làn da sau này
2. Công dụng của chất bảo quản trong mỹ phẩm
– Giúp kéo dài thời gian sử dụng của mỹ phẩm.
– Đảm bảo việc duy trì hiệu quả của sản phẩm, ngăn ngừa tình trạng biến tính và sự xâm nhập của vi khuẩn.
– Bên cạnh đó, chất bảo quản còn giúp ngăn tình trạng mỹ phẩm bị tách lớp hay phân hủy.
– Đảm bảo tính ổn định của thành phần cũng như tính chất của sản phẩm để hiệu quả của các loại mỹ phẩm đạt hiệu suất tối ưu nhất.
3. Ứng dụng của chất bảo quản trong mỹ phẩm
– Kem dưỡng da: các loại mỹ phẩm dưỡng da như toner, serum, kem dưỡng ẩm.
– Các loại sản phẩm chăm sóc tóc: dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm,…
– Các loại mỹ phẩm khác: các loại mỹ phẩm dùng trong make-up như kem nền, phấn mắt, kem lót,…
4. Top 5 chất bảo quản phổ biến hiện nay trên thị trường
– Phenoxyethanol: đây là chất bảo quản được sử dụng nhiều trong các sản phẩm như sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng da, toner. Ưu điểm của hoạt chất này là có khả năng kháng khuẩn tốt, tuy nhiên chỉ nên sử dụng ở liều lượng nhỏ hơn 1% để ngăn tình trạng kích ứng trên da.
– Chất bảo quản EHGP: đây là chất bảo quản được tạo thành nhờ vào sự kết hợp của hai hoạt chất là ethylhexylglycerin và Phenoxyethanol. Sự kết hợp này giúp mỹ phẩm được bảo quản tốt hơn so với hiệu quả của các chất bảo quản khác. EHGP được ứng dụng nhiều vào sản xuất kem chống nắng, kem dưỡng da, dầu gội,…
– Potassium Sorbate: đây là hoạt chất được sử dụng vào trong bảo quản các sản phẩm giúp chống lại nấm mốc và vi khuẩn vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, Potassium Sorbate còn được dùng để tạo mùi cho mỹ phẩm.
– Sodium Benzoate: đây là chất bảo quản được ứng dụng nhiều trong các loại kem dưỡng thể, các loại mỹ phẩm chăm sóc da và chăm sóc tóc, Sodium Benzoate đạt giấy chứng nhận an toàn đối với sức khỏe con người nên có thể yên tâm khi sử dụng chúng
– Optiphen: cũng tương tự các chất bảo quản khác, Optiphen là hoạt chất có tính năng kháng khuẩn và chống nấm mốc vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, nó còn giúp cân bằng độ ẩm tốt nên dùng trong các loại mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt, serum,…
Nếu quý khách đang có nhu cầu tìm mua các loại chất bảo quản trong sản xuất mỹ phẩm, hãy gọi ngay đến đường dây nóng của Lacosme để được hỗ.