Sáp trong mỹ phẩm

Trong các sản phẩm mỹ phẩm, sáp là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc. Vậy, thực chất, sáp trong mỹ phẩm là gì? Chúng có những công dụng gì? Có những loại sáp nào phổ biến? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sáp trong mỹ phẩm là gì?

Đây là nguyên liệu được chiết xuất từ tự nhiên, dầu mỏ, khoáng, hoặc gốc tổng hợp. Sáp bao gồm những tính chất sau:

  • Dạng rắn tại 20 độ C. Có thể ở dạng mềm hoặc cứng.
  • Nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp (40-100 độ C).
  • Kỵ nước
  • Điểm nhớt khá thấp trên điểm nóng chảy.
  • Độ cứng và độ hòa tan phụ thuộc nhiệt độ.
  • Mạng lưới tinh thể có thể rất lớn cho đến rất mịn.

Các loại sáp trong mỹ phẩm thường dùng:

Sáp ong:

Là sản phẩm tự nhiên từ ong mật, có màu vàng và mùi thơm ngọt như mật ong. Sáp ong có thể được tinh chế để có màu trắng.

Ứng dụng: Kem, lotion, đóng vai trong là chất nhũ hóa và mềm mượt trong son môi.

Sáp Carnauba:

Là loại sáp tự nhiên cứng nhất được thu từ dịch lá cọ tại Brazil Copernica cerifera – được mệnh danh là cây sự sống. 

Đây là loại sáp thường được sử dụng để tạo độ cứng và độ bóng cho son và mascara.

Sáp Parafin:

Tinh chế từ Hydrocarbon mạch thẳng C20-C45. chiếm đa phần là n-alkan (50– 90%) nên tạo tinh thể lớn có cấu trúc giòn hơn sáp Vi tinh thể, nóng chảy ở khoảng 50-65°C.

Khả năng liên kết dầu thấp hơn so với sáp Vi tinh thể, nhưng lại có khả năng gel hoá dầu vượt trội.

Sáp Vi tinh thể:

Chiếm đa phần là mạch nhánh, chỉ có lượng nhỏ n-alkan (10-60%) nên tạo tinh thể nhỏ, dẻo dai hơn và liên kết dầu tốt hơn so với sáp Paraffin.

Nhờ vào khả năng liên kết dầu cực cao (hơn hẳn các loại sáp khác) nên sáp Vi tinh thể được dùng trong mỹ phẩm và các loại son môi để tránh hiện tượng “đổ mồ hôi/ đổ dầu”. 

Sáp Ozokerite/Ceresin:

Được mô phỏng bằng hỗn hợp sáp Vi tinh thể và Paraffin để đạt tính chất như nguyên bản; không tan trong cồn và nhiệt độ nóng chảy linh hoạt dựa trên thành phần sáp.

Dùng trong các sản phẩm dạng thỏi để tạo độ bóng và kết cấu hệ, tạo khả năng tăng độ dài/ độ dày (volumizer) trong mascara/eyeliner; lớp hàng rào dưỡng ẩm trong các sản phẩm kem và lotion.

Công dụng của sáp trong mỹ phẩm:

Làm mềm – Tác dụng làm mềm da. 

Dẻo hoá – Khả năng tạo độ dẻo dai cho kết cấu. 

Điểm nóng chảy – Tạo độ bền nhiệt cho sản phẩm mỹ phẩm. 

Nhũ hoá – Khả năng nhũ hoá/ bền hoá hệ nước trong dầu. 

Làm đặc – Thay đổi độ nhớt nền nhũ dẫn đến thay đổi độ đặc. 

Bôi trơn – Tính chất giúp tạo cảm giác “hydrat hoá” trên da. 

Điều chỉnh độ cứng – Tăng cường độ chắc (strength) của sản phẩm. 

Liên kết dầu – Khả năng chống hiện tượng “đổ mồ hôi/ đổ dầu”. 

Gelling – Khả năng làm đặc hoá dầu trong sản phẩm mỹ phẩm. 

Trơn mượt – Tạo độ mượt cho sản phẩm khi sử dụng trên da và môi. 

Độ bóng – Thay đổi tính chất bề mặt để tạo độ sáng bóng cho sản phẩm.

Hàng rào dưỡng ẩm – Bằng cách tạo lớp màng hạn chế lượng nước mất qua da. 

Tác nhân tạo kết cấu – Tạo thứ tự kết cấu trong một sản phẩm, điển hình là sản phẩm thỏi. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0389.836.526

1
btn-zalo