So sánh hóa chất AHA và BHA, PHA

Chắc hẳn trong giới làm đẹp chúng mình, ai ai cũng biết về sự hiện diện của dòng tẩy da chết hóa học thần thánh. Và đại diện tiêu biểu của chúng là 2 thành phần hóa chất AHA và BHA. Tuy không thể so sánh 2 người anh trên, nhưng PHA cũng không hề kém cạnh. Vậy, những thành phần này là gì? Vì sao chúng lại dần trở nên *nổi tiếng* trong giới làm đẹp như vậy? Chúng mình hãy cùng Lacosme tìm hiểu trong bài viết này nhé!

So sánh hoá chất AHA và BHA, PHA
So sánh hoá chất AHA và BHA, PHA

Hóa chất AHA là gì?

Khái niệm:

AHA là hóa chất có tên đầy đủ là Alpha Hydroxy Acid. AHA là những axit từ trái cây, sữa, đường và thực vật.  AHA được sử dụng nhiều trong điều trị mụn và cả những sản phẩm chăm sóc da như toner, kem dưỡng da,… AHA có thể tan trong nước, phù hợp hơn với da khô, da lão hóa, da xỉn màu hay không đều màu.

Hoá chất AHA
Hoá chất AHA

Công dụng của AHA:

  • AHA loại bỏ các lớp sừng, tế bào chết ở biểu bì bằng cách can thiệp ion giữa các tế bào. Do đó các lớp tế bào thô, xỉn trên bề mặt da được bong ra.
  • Glycolic Acid, một dạng AHA phổ biến và được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm tẩy da chết hoá học.
  • Ngoài ra AHA còn giúp da láng mịn và ẩm mượt. Bằng cách giúp các tế bào hấp thụ nước nhanh và hiệu quả hơn. Vì thế, AHA còn là một thành phần đắc lực trong việc điều trị da khô.
  • AHA cũng được biết đến với khả năng chống lão hoá. AHA ở nồng độ cao có thể trực tiếp thúc đẩy sự tổng hợp collagen, giúp da săn chắc, ngừa lão hóa hiệu quả.
  • AHA được cho là có khả năng làm giảm vết nám, tàn nhang hay đốm nâu. Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng AHA có khả năng tác động đến tyrosinase, nguyên nhân dẫn đến sự hình thành melanin, dẫn đến hình thành các vấn đề về sắc tố da.

Nồng độ phù hợp:

  • AHA thành phần từ 2 – 5% được dùng tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông. Nhờ đó hỗ trợ việc điều trị mụn. Ngoài ra, AHA ở mức độ này còn có thể hỗ trợ điều trị da khô.
  • AHA thành phần từ 5 – 10%tác dụng giúp da khoẻ mạnh và căng mịn hơn. Từ đó giảm đáng kể các vết nhăn li ti và giúp làn da sáng mịn hơn.
  • AHA thành phần từ 12 đến 15% được dùng trong trường hợp da bị thâm sạm và sẹo mụn.

Những điều cần lưu ý:

  • Khi sử dụng AHA bạn có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và kích ứng da. 
  • Lưu ý đến nồng độ pH. Nồng độ pH lý tưởng để AHA hoạt động hiệu quả là: 0 – 4.0.
  • Phù hợp với làn da khô, da lão hóa, da xỉn màu hay không đều màu và muốn da mịn màng hơn.

Xem thêm: Hoạt chất chống lão hóa, Hoạt chất trắng da

Hóa chất BHA là gì?

Khái niệm:

BHA là chữ viết tắt của Beta Hydroxy Acid. Đây là một hóa chất acid gốc dầu, và chiết xuất từ vỏ cây willow bark ( vỏ cây liễu). Trên cơ sở khoa học BHA có “họ hàng” với aspirin. BHA còn được biết đến với cái tên khác là Salicylic Acid. Nhưng BHA có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Hiện tại BHA có mặt trong rất nhiều sản phẩm trên thị trường. Ví dụ: sữa rửa mặt, kem dưỡng, toner đến tẩy tế bào chết.

Hoá chất BHA
Hoá chất BHA

Công dụng của BHA:

  • BHA có thể tan trong dầu, phù hợp hơn với da dầu, có lỗ chân lông to, da mụn và da nhạy cảm.
  • Nhờ đặc tính gốc dầu nên BHA có thể thẩm thấu qua lỗ chân lông chứa đầy các bã nhờn. Từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn gây nên mụn, đồng thời kiểm soát lượng dầu thừa.
  • Ngoài ra, BHA còn có khả năng kháng viêm, giảm sưng, nhờ đó giúp vết sưng mụn giảm dần và biến mất. Ngoài ra, BHA có khả năng tẩy da chết trên bề mặt của da. Nên bạn sẽ không cần lo lắng những vết thâm sạm do mụn để lại, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt sau 3-6 tuần sử dụng.

Nồng độ phù hợp:

  • BHA chỉ hoạt động tốt với mức 2% trở lên và độ pH từ 3-4.
  • Hãy chọn BHA khi bạn sở hữu da dầu mụn và muốn giải quyết các vấn đề về mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, sẹo mụn và da nhạy cảm.

Hóa chất PHA là gì?

Khái niệm:

Acid Polyhydroxy, còn gọi là PHA, là thế hệ thứ 3 của thành phần lột có hiệu quả tương tự nhưng ít gây kích ứng hơn BHA và AHA. PHA có tác dụng tẩy tế bào chết, lớp sừng dịu nhẹ. Vì nó chỉ hoạt động ở mức độ bề mặt, giúp làm mịn da và cải thiện sắc tố da tổng thể. PHA cũng có khả năng hút ẩm để ngăn ngừa mất độ ẩm trên da một cách hiệu quả. PHA lại có chung nguồn gốc với AHA. PHA thường được sử dụng trong mỹ phẩm là Gluconolactone.

Hoá chất PHA
Hoá chất PHA

Công dụng của PHA:

  • PHAs cũng được sử dụng để lột (peeling), cho hiệu quả kém hơn so với acid glycolic (một loại AHAs). Nhưng bù lại ít gây kích ứng hơn. Điều này có thể giải thích là do cấu trúc phân tử của PHAs lớn hơn. Nên nó ít khả năng xâm nhập sâu hơn so với AHAs và từ đó ít gây kích ứng.
  • Ngoài khả năng tẩy tế bào chết tương tự AHA, PHA được xem như một chất hút ẩm tương tự như hyaluronic acid. Chất này giúp cung cấp độ ẩm khá tốt cho da. 
  • Thêm vào đó, 14% PHA được cho là có hiệu quả chống viêm tương đương với 5% Benzoyl Peroxide mà không gây  kích ứng da. Chính vì vậy, đây sẽ là sự lựa chọn khá lý tưởng giúp điều trị mụn viêm.

Nồng độ PHA phù hợp:

  • PHAs hoạt động ở độ pH 3-4,tương đương với AHAs.
  • PHA sẽ là sự lựa chọn lý tưởng khi bạn muốn tìm kiếm hoạt chất tẩy da chết tương tự AHA, đồng thời hỗ trợ điều trị mụn viêm và làm giảm các tổn thương do mụn gây ra như thâm mụn.

Bây giờ thì bạn đã phân biệt được nguyên liệu mỹ phẩm AHA và BHA, PHA khác nhau như thế nào chưa? Hãy cùng Lacosme tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới về mỹ phẩm cho doanh nghiệp và cho chính bạn nhé!

Lacosme-Beauty in your hands!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0389.836.526

1
btn-zalo